Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

KHỞI XƯỚNG THÀNH LẬP ĐẠO TỪ TÂM- ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM- Bài 2

Đạo gốc của người Việt Nam chưa bao giờ là mê tín dị đoan. Đó là đạo của những đứa con đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Thờ cúng tổ tiên là để ghi khắc trong con cháu, nhắc nhở nhớ về cội nguồn, vè công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Đó là đạo hiếu, mang đến từ sự biết ơn. 

Chính vì luôn luôn có sự tưởng nhớ, khắc cốt ghi tâm, luôn luôn có nhận thức về sự dõi theo của ông bà, cha mẹ, dòng họ mà ý thức con người không dám xao nhãng và tự điều chỉnh tâm thức, hành vi.
 Đạo đức con người Việt Nam bị suy đồi, đặc biệt là hiện nay khi khuếch trương cho đạo ngoại lai thống trị trong tôn giáo nước nhà và đẩy tín ngưỡng dân gian của dân tộc xuống hàng thứ yếu. Phát động triệt tiêu bằng cách bài trừ mê tín dị đoan, nhưng thực chất chỉ bài trừ chính đạo của dân tộc, cổ súy cho Đạo ngoại lai phát triển, lôi keó định hướng dẫn dắt con người vào u mê, tăm tối. Để người dân thay vì làm ăn, xây dựng đất nước, chăm lo cho nhau, lá lành đùm lá rách thì bao nhiêu vật chất, tiền bạc lại đổ vào để công đức, xây chùa, đúc tượng... tốn kém xa hoa.  Đạo Phật đến nay đã biến tướng vì bị khai thác từ những người có quyền lực, có tiền bạc, lấy giá trị đồng tiền để làm thước đo sự thành tâm, lòng công đức, sự từ thiện...

Đạo của Việt Nam là đạo từ trong cuộc sống đời thường, gân gũi với chính con người. Là ước nguyện, niềm tin, hy vọng để con người luôn phấn đấu và nỗ lực vươn lên. Có đâu lại cổ súy cho thứ đạo đức của nhu nhược, trốn tránh trần gian? Tín ngưỡng, tôn giáo để giúp cho con người tốt hơn, sống tích cực thì lại đưa con người đến một sự tồn tại thực thể, triệt tiêu dục vọng, triệt tiêu cảm xúc để biến thành vô cảm, vô trách nhiệm, quay lưng lại với nhau. 

Nhìn lại lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc là niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất. Dù chiến tranh liên miên, cuộc sống khổ cực, nhưng người dân Việt Nam không để cho bất cứ kẻ thù nào ở trên đất nước của mình, chà đạp lên quê cha đất tổ. 

Vì sao thế hệ Cha Ông của đất nước Đại Việt và thế hệ Cha Ông trong cuộc kháng chiến chống 2 đé quốc hiện đại lại anh dũng phi thường như vậy? Họ sẵn sàng hy sinh xương máu, hy sinh tất cả, máu và nước mắt đã đổ xuống mảnh đất này... Đó là vì sức mạnh của lòng tốt, đạo đức mang đến cho họ ý thức tự nguyện. Họ không vì bản thân mình. Họ chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống bình an cho thế hệ con cháu. 

Nước mắt của những người mẹ, người vợ và những đứa con là nỗi đau thực thể, sói mòn sự chịu đựng của họ. Họ đã đau, đã đớn, đã uất hận, đã căm thù... nhưng nỗi đau đó có thể được ve vuốt, được ngủ yên khi những mất mát được ghi nhận và tôn vinh. 

Ai bảo nước mắt không phải là hy sinh vô giá. Chính người chết lại chỉ đau một lần duy nhất trước khi chìm vào giấc ngủ thiên thu. Còn nỗi đau của những người sống, khi mất đi người thân yêu mới là nỗi đau có thật, hành hạ thân xác của họ. Nỗi đau đó đi theo họ cả cuộc đời. Và liệu còn có nỗi đau của sự tiếc nuối, khi mà tất cả xương máu hy sinh đều vô nghĩa? Để nuôi dưỡng cho những thế hệ con cháu chỉ biêt sống cho bản thân, không những thế còn dẫm đạp lẫn nhau mà tranh giành lợi ích, quyền lực; tệ nạn xã hội hoành hành, chém giết, hãm hại, cướp bóc ... lẫn nhau như những "con thú khát máu:, không còn biết đâu là đạo đức, là tình người.



Từ ngàn đời nay sống trong chiến tranh liên miên, khổ cực, đói khát đối với người dân Việt Nam không phải là điều họ sợ. Cái mà họ khao khát, chính là được trở về với những giá trị tốt đẹp của cội nguồn, có thể cuộc sống còn đạm bạc nhưng đầy ắp tình người. Vì thế kinh tế suy thoái là điều ảnh hưởng ngay đến cuộc sống, nhưng sự nguy hiểm và đáng sợ là đọa đức và các chuẩn mực xã hội đang lao dốc không phanh. Một đất nước của tranh giành, của chém giết, của vơ vét,... thì sẽ đi đâu và về đâu? Niềm tin sẽ ở đâu? Ai còn tin chúng ta nữa?

Và đó mới là điều đáng sợ, phá hủy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đạo đức mà thế hệ Cha Ông đã dày công vun đắp và để lại cho con cháu. Khi đó, nó sẽ kép theo sự sụp đổ của kinh tế, đó chính là sự tự hủy hoại, tự diệt vong vì bị cô lập với bên ngoài và xung đột ở bên trong.

Đã đến lúc Đất Mẹ cũng oằn mình trỗi dạy. Vong linh của hàng ngàn tỷ xương máu của những người con của Tổ Quốc không thể câm lặng. Họ đang lên tiếng, đang thể hiện bằng sự phẫn uất.  Và chúng ta đang ở trong thời khắc của  sự cảnh báo để vẫn còn kịp thay đổi , sủa chữa trước khi quá muộn màng....

May thay vẫn còn chúng tôi. Chúng tôi truyền đạt lại tiếng nói của hồn thiêng sông núi Nước Việt một cách trung thực. Bởi vì tiếng nói đó đã từ lâu vang vọng trong tim của chúng tôi nhưng chỉ rất mơ hồ. Còn hôm nay nó lại rõ nét, là từng câu chữ này đây... 

Phải chăng tiếng nói đó bây giờ mới bật lên, mới thoát được ra, hay tại vì bây giờ chúng tôi mới  có thể cảm nhận, khi mà chúng tôi quyết định xếp lại mọi lợi ích cá nhân trong phát triển sự nghiệp và kinh doanh, để làm một Anh Thư giúp ích cho đời. Điều mà chúng tôi đã nhận thức được, sau chính nỗi đau khổ bị vùi dập của bản thân, đó là:

Giá trị của cuộc đời mình lại là những hy sinh đóng góp cho mọi người, cho xã hội để mọi thứ thay đổi tốt đẹp và có ích cho cuộc đời.

Sẽ viết tiếp.........


Bấm vào đây để xem Bài 1

Không có nhận xét nào: