Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Thông điệp từ Thiên Sứ cho vùng Hòa Lac


Ngày Mùng 1 tháng 7 Âm lịch năm Quý Tỵ

Em là Thiên Sứ Nhà Trời
Dọc ngang lừng lẫy coi trời bằng vung
Roi mây đi khắp các vùng
Ở đâu tức cảnh, em dừng ...tung Roi.

Đừng ai nói dối lòng vòng
Đừng ai chốn tội vào tròng nghe không?
Vung roi em giúp cho đời
Thêm tình chan chứa, không vơi Nụ cười...

Nhớ nghe, biết lỗi thì phải nhận chứ? Nếu nhận thì em tha cho, nếu không Mẹ Trời giáng đòn thì em không đỡ cho được đâu nghen....em mặc kệ đó..........


ĐỘNG CHẠM ĐẾN TÂM LINH LÀ TỘI LỚN NHẤT
LẠI CÒN HẠI CẢ NGƯỜI LƯƠNG THIỆN............


















13 hình ảnh nhé, cái gì cũng thích con số 13. Miếu này xây có 13 ngày thôi. Mây Hồng hay về đây. Nếu không có trợ giúp của Mẹ Trời thì ai mà giỏi được như Mây Hồng vì Mây Hồng chỉ sinh năm có liên quan đến cặp số 89 thôi.
Nhưng chuyện quốc gia đại sự, nhân tình thế thái cái gì Mây Hồng cũng biết hết.
Đến dự án mà xem. Nơi Miếu thờ này bị bỏ hoang, lau sậy, cỏ dại mọc um tùm. 
Khi Anh Thư ở đây, Anh Thư chăm chút đẹp đẽ để đỡ cho mà không biết, lại còn giở trò xấu xa độc địa với Anh Thư như vậy....
Giờ Anh Thư cũng được Mẹ Trời cho sức mạnh rồi. Anh Thư không thèm ở lại với Bộ Xây dựng vô tâm, vô cảm nữa đâu. Anh Thư giờ có nhiều nơi chào đón và chỉ ai có tâm và có phúc thì sẽ được Anh Thư giúp cho.
Anh Thư bây giờ cũng không thích là đảng viên nữa rồi dù việc khai trừ Anh Thư ra khỏi đảng là do bọn xấu cố tình bịa đặt vu khống trù dập không cho Anh Thư một cái quyền gì để tự bảo vệ mình....
Mây Hồng định làm mấy việc nữa cho rõ vấn đề nhưng thông điẹp đã được chuyển đến người cao nhất để xử lý việc này là TỔNG BÍ THƯ rồi.
Ai biết tâm linh vùng này và làm theo ý như Mây Hồng nói cho biết thì đó là Người được lựa chọn....., bất kể bây giờ đó là ai thì sau này cũng sẽ là vậy......
Đây là vũng đất thiêng liêng của Việt Nam- nắm bắt được tâm linh ở đây thì dân sẽ tha hồ sung sướng, bởi vì ở đó có mỏ vàng trữ lượng vô cùng to lớn dưới chân núi Múc mà một số kẻ biết được đã khư khư giữ mảnh đất này chứ không thực hiện dự án và còn định san bằng Núi Múc để vơ vét kho báu.

NẾU CÓ VÀNG THẬT THÌ KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP ĐÀO LẤY SỐ VÀNG BẠC NÀY VÌ KẺ ĐÓ SẼ BỊ HỦY DIỆT NHIỀU ĐỜI. LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN DÂN PHẢI BẢO VỆ NÚI MÚC VÌ ĐÂY CHÍNH LÀ HUYỆT ĐẠO LINH THIÊNG DUY NHÁT CỦA QUỐC GIA LÀM NÊN SỰ HƯNG THỊNH TỒN VONG CỦA ĐẤT NƯỚC. 
Nói vậy mà còn có kẻ nào cản phá...thì cứ để mặc kệ cho Mẹ Trời chứng minh sức mạnh quyền năng của mình. Không có bài học không sáng mắt ra được.
Mây Hồng và cả Anh Thư nữa, hoàn thành sứ mệnh rồi....
CHÍNH CHỊ CHÍNH EM giờ chỉ còn ngồi quan sát xem ai hành đông như thế nào...vừa ý thì giúp cho một tay, không vừa ý thì muốn làm gì thì làm, kết quả không quan tâm nữa, kể cả giải quyết hay không giải quyết câu chuyện của Anh Thư.
Một loạt bài báo dưới đây là hôm qua Mây Hồng sưu tầm cho mà làm ví dụ, mới chỉ lấy một ít vì nhiều vô số, nên tốt nhất đừng ai chối tội. Tội của mình biết rõ quá rồi còn chối gì nữa. Mây Hồng ở xa mà lên danh sách hơn 999 người đây, những kẻ bị lôi kéo Mây Hồng không tính là tội, vì ngu dốt....
Đúng 13 giờ ngày 13 âm lịch tháng 4 đây......
Không cần tranh luận cứ nghiệm đi......
Mây Hồng và Anh Thư làm vậy cho mà biết, cái giá trị lớn nhất của con người là đạo đức nếu mà không có thì tất cả vô nghĩa mà sẽ chẳng giữ được cái gì, cuối cùng đều của thiên trả địa hết.
Và cũng cho mà biết phạm vào tâm linh vùng này, đòi phá miếu, bỏ tan hoang, ngăn cản không cho ai lên đây, cản trở Anh Thư chăm chút tâm linh cho Mẹ Trời và hai bé chết đuối rồi còn xỉ nhục danh dự, bôi nhọ, tung tin, hành hạ và hãm hại Anh Thư là tội ác, phạm vào báng bổ thần linh rồi. 
Mây Hồng làm vậy để chỉ cho mà biết nguyên nhân về sau nếu không chịu nhận ra lỗi lầm và sám hối đi mà để bị trừng phạt thì sẽ biết rằng vì sao mà bị thế nhé!
Còn nữa thần linh của Việt Nam là thần linh thuần Việt chứ chẳng có ở đâu nhập cư vào cả mà không biết đường quan tâm thờ cúng mà cúng ai đâu đâu- thần linh đang dỗi và trách đấy.............
Nói vậy được rồi, Mây Hồng không nói cho biết nữa đâu. Mây Hồng xem mọi người làm như thế nào đã................




NÀO XEM EM LÀM THIÊN SỨ ĐI MÁCH TỘI CÓ ĐƯỢC KHÔNG ĐÂY


ĐĂNG LẠI MỘT SỐ BÀI BÁO VỀ SAI PHẠM GPMB CỦA DỰ ÁN.


Nông trường 1A: đất công biến thành đất tư
SGTT - Vụ bê bối mới đây nhất do cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện tại nông trường 1A (NT1A) – một nông trường rất lớn trước thuộc bộ Quốc phòng quản lý, từ năm 1996 được giao cho trường đại học Quốc gia Hà Nội, cho thấy nguồn tài nguyên đất đai, ngân sách của Nhà nước đã bị sử dụng một cách tuỳ tiện đến thế nào.

NT1A được thành lập từ năm 1978, rộng tới 4.150ha đất tự nhiên trải dài trên hai tỉnh: Hoà Bình và Hà Tây (cũ), chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm để cung ứng cho cơ quan chủ quản là bộ Quốc phòng. Sau này, khi giao cho đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) quản lý, diện tích nông trường thuộc trường chỉ còn 1.250ha nhưng cũng là một diện tích đất quá rộng mà một trường đại học được nắm giữ. Số diện tích đất này vốn được Chính phủ giao cho ĐHQGHN nhằm quy hoạch xây dựng trường này thành một trường đại học lớn với 41.000 sinh viên, 4.000 cán bộ giảng dạy, tại khu vực Hoà Lạc (Hà Tây cũ). Kinh phí dự kiến đầu tư cho dự án trường đại học lên tới 7.320 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong khi công việc chuẩn bị cho dự án xây trường được tiến hành rất chậm chạp thì một số diện tích đất ở NT1A lại biến thành của cá nhân và tiền đền bù để lấy lại phần diện tích bị chiếm ấy cũng bị chiếm đoạt theo nhiều cách khác nhau. Người ta phát hiện ra, trong suốt quá trình tồn tại từ trước đến nay, cả vùng nông trường này chưa hề được lập bản đồ địa chính, không ai lập kế hoạch, đăng ký sử dụng đất. Cũng không ai lập, lưu giữ, quản lý hồ sơ về sử dụng đất. Sự lỏng lẻo ấy chính là kẽ hở để nhiều cá nhân lấn chiếm đất trái phép.
Đến khi về trường ĐHQGHN quản lý, đã có 28,8ha đất để xây trường được cấp cho 977 đối tượng làm nhà ở. Đến nay đã có trên 1.100 hộ ở, xây dựng hàng trăm nhà kiên cố, xưởng sản xuất… trên một phần diện tích đất dự án và hầu như không có hộ nào xuất trình được giấy tờ sở hữu đất hợp pháp. Chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2003, diện tích đất ở trong khuôn viên dự án đã tăng lên 288.008m2.
Sự tuỳ tiện này đưa đến tuỳ tiện khác: Nhà nước phải bỏ tiền ra để giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ được mua đất trái phép ấy. Rồi những cán bộ có thẩm quyền lại tuỳ tiện xác nhận sai nguồn gốc đất, dùng tiền nhà nước hỗ trợ đền bù để chi cho những người không thuộc diện đền bù, thậm chí để cho cả tội phạm giả mạo giấy tờ, chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước. Cơ quan chức năng xác định, trong số tiền nhà nước chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án có 18,37 tỉ đồng chi sai dưới dạng: xác định sai nguồn gốc đất, bồi thường quá số diện tích được xác nhận, bồi thường sai đối tượng (có 41 hộ đã chuyển đi vẫn được nhận tiền đền bù)… Trong những sai phạm ấy, nổi bật lên là trách nhiệm của ông Vũ Đức Hảo, nguyên giám đốc NT1A, nay là phó giám đốc trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học thuộc ĐHQGHN do nhiều lần xác nhận sai nguồn gốc đất, đối tượng được nhận đền bù… Đáng chú ý nhất là có tám bộ hồ sơ được cơ quan chức năng xác định là đã giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt trên 4,16 tỉ đồng tiền hỗ trợ của Nhà nước. Trong vụ này, ông Hảo đã xác nhận sai nguồn gốc đất để các hộ không thuộc diện được đền bù nhưng vẫn được đền bù, và ông Nguyễn Trung Kỹ, nguyên trưởng phòng tổ chức hành chính của NT1A xác nhận sai về nhân thân các hộ nói trên (việc này hiện đã được chuyển qua công an điều tra, khởi tố vụ án).
NT1A cũng chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về việc quản lý, sử dụng đất công sai quy định pháp luật, lãng phí, kém hiệu quả ở các nông, lâm trường trong nhiều năm qua. Cách đây khoảng ba năm, Chính phủ đã yêu cầu tổng rà soát đất đai các nông, lâm trường nhưng đến nay công việc này vẫn chưa hoàn tất để có thể đi đến các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả số diện tích đất đai còn lại ở nhiều nông, lâm trường trước đây mà theo ước tính còn không dưới hàng trăm ngàn hecta.
Mạnh Quân






http://suckhoedoisong.vn/2010040209183683p0c61/nong-truong-1a-giao-dat-cho-dhqg-ha-noi-hang-tram-ha-dat-biet-bay.htm


Với diện tích 1.250 ha thuộc Nông trường 1A nằm trên địa phận 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hòa Bình, từ năm 1995 được giao cho ĐHQG Hà Nội quản lý để chuẩn bị việc xây dựng và di dời trường từ Hà Nội lên. Tuy nhiên, trong khi trường mới còn chưa thấy đâu thì qua kiểm tra, hàng trăm ha đất đã biến mất.
Không giải thích được số giảm
Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội theo quy hoạch, khối lượng phải GPMB lên tới 1.220 ha, trong đó 1.000 để xây dựng ĐHQG. Diện tích đất này nhằm quy hoạch xây dựng trường này thành một trường đại học lớn với 41.000 sinh viên, 4.000 cán bộ giảng dạy, tại khu vực Hoà Lạc (Hà Tây cũ). Kinh phí dự kiến đầu tư cho dự án trường đại học lên tới 7.320 tỉ đồng.
 Đất ven QL 21 thuộc NT1A được bán với giá hàng trăm triệu đồng một suất.
Tuy nhiên trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư , toàn bộ diện tích này đã không được Nông trường 1A (NT1A) lập bản đồ địa chính, không lập sổ sách theo dõi biến động về sử dụng đất, không đăng ký sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Một diện tích không nhỏ đã được NT1A giao khoán cho các hộ trồng chè, cây ăn quả lâu năm, trồng lúa, trồng rừng. Đáng ngạc nhiên là, từ năm 1996 đến 2003, diện tích đất rừng vốn được quản lý tập trung lại giảm đột biến. Theo giải trình của Giám đốc NT1A lý do giảm là vì giao cho các đơn vị khác hơn 69,6 ha. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 59 ha nông trường này không giải thích được số giảm.
Ngoài ra, với diện tích đồi trọc 120 ha được giữ ổn định suốt từ 1996-2002 nhưng chỉ trong thời gian ngắn, đến tháng 3/2003 đã giảm một cách bất thường xuống còn hơn 59 ha. Giám đốc NT này chỉ đưa ra được danh sách 134 hộ khai hoang với hơn 17 ha còn gần 44 ha không làm rõ được nguyên nhân giảm. Tương tự, diện tích đất lúa cũng được giữ ổn định, giao khoán hàng năm cho các hộ nhưng đầu năm 2003 NT cũng đột ngột giao khoán lâu dài tới hơn 181,7 ha.
Lập hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước
       Cơ quan chức năng đã yêu cầu Hội đồng GPMB huyện Thạch Thất chỉ đạo Ban GPMB huyện thu hồi về ngân sách hơn 18,3 tỷ đồng chi sai, đồng thời chuyển hồ sơ sang CQĐT làm rõ việc giả mạo giấy tờ, lập hồ sơ nguồn gốc đất đai và tài sản trên đất để nhận bồi thường, hỗ trợ tiền GPMB... Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của Ban giám đốc ĐHQG Hà Nội; kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với lãnh đạo huyện Thạch Thất đã để xảy ra sai phạm.
Trong việc giảm đất quản lý tập trung trong khi tăng diện tích khoán lâu dài đến các hộ, đặc biệt đất trồng cây ăn quả là không bình thường, có biểu hiện khai man để hưởng tiền bồi thường, hỗ trợ khi GPMB. Việc lãnh đạo NT giao đất cho dân tại thời điểm chuẩn bị cho công tác GPMB đã khiến nhà nước thiệt hại khoản kinh phí đền bù không nhỏ, tới hơn 6,1 tỷ đồng. Việc cá thể hóa đất công nêu trên đã tạo ra việc mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp đất, thậm chí mua bán giấy tờ giao đất, lập hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền của NSNN.
Đối với diện tích đất ở, đầu tháng 9-1996, NT1A báo cáo có 850 hộ được giao gần 292.000m2 đất. Song cũng vào thời điểm tháng 3-2003 đã có tới 1.827 hộ đến ở với diện tích gần 580.000m2. Qua kiểm tra, chỉ có 676 hộ là CBCNV đang làm việc, 343 hộ là CBCNV nghỉ chế độ; có tới 54 hộ vắng chủ, 502 hộ không rõ địa chỉ. Và đương nhiên, lãnh đạo NT1A cũng như ĐHQG Hà Nội cũng không giải thích được nguyên nhân tăng thêm 997 hộ và 288.000m2 đất này. Tại hồ sơ bồi thường, hỗ trợ GPMB, có một số hộ không phải là người của NT1A không có nhà và công trình phụ trên đất nhưng vẫn được hỗ trợ, bồi thường đất ở. Đặc biệt, có 8 hồ sơ lợi dụng sự buông lỏng quản lý đã giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt hơn 4,1 tỷ đồng tiền hỗ trợ. Trong số tiền nhà nước chi cho bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án có 18,37 tỉ đồng chi sai dưới dạng: xác định sai nguồn gốc đất, bồi thường quá số diện tích được xác nhận, bồi thường sai đối tượng (có 41 hộ đã chuyển đi vẫn được nhận tiền đền bù). Những sai phạm này, người phải chịu trách nhiệm đầu tiên là ông Vũ Đức Hảo, nguyên Giám đốc NT1A, nay là Phó Giám đốc trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học thuộc ĐHQGHN do nhiều lần xác nhận sai nguồn gốc đất, đối tượng được nhận đền bù.    

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc GPMB dự án ĐH Quốc gia Hà Nội

(VOV) - Do trước đây chưa có quy hoạch chi tiết nên việc mua bán, chuyển nhượng, đang gây khó khăn cho công tác đền bù

Mô hình dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hòa Lạc – Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 372/ QĐ-TTg ngày 2/6/1997. Theo Quyết định số 975/ QĐ-UBND ngày 15/7 của UBND tỉnh Hà Tây, huyện Thạch Thất đã thực hiện bồi thường và bàn giao hỗ trợ và bàn giao cho chủ đầu tư 513/860,6 ha.

Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2009: do chưa có quy hoạch chi tiết, chưa tổ chức cắm mốc quy hoạch và việc quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng của chính quyền địa phương và nông trường 1 A (chủ sử dụng đất) trước đây còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ và chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý các trường hợp vi phạm nên việc mua bán, chuyển nhượng, chia tách đất nhận giao khoán và xây dựng nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân vẫn tiếp tục diễn ra trên đất Nông trường 1A.
Khó khăn do buông lỏng quản lý
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đẩy nhanh công tác GPMB đối với diện tích còn lại, nhưng tiến độ chậm.

Báo cáo cáo của UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, thời điểm xác định việc sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất để áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Quyết định số 1327 của UBND tỉnh Hà  Tây) chưa có quy hoạch chi tiết của chuỗi đô thị và chưa có mốc giới, chỉ giới. Cùng với đó là sự buông lỏng quản lý  đất đai của chính quyền và Nông trường 1A. Do đó, nếu lấy theo thời điểm ban hành Quyết định 1327 để xác định chủ sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất vi phạm hay không vi phạm, từ đó áp dụng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ gây khó khăn, chưa phù hợp với thực tiễn.
Để giải quyết vướng mắc trong việc sử dụng hồ sơ, tài liệu, không trích đo địa chính thửa đất… làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB, liên quan đến kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép sử dụng các tài liệu hiện có làm cơ sở để xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thế nhưng, tài liệu hiện có là giấy tờ được Nông trường cấp hoặc giấy tờ cá nhân tự kế hoặc viết tay không được cơ quan hoặc đơn vị nào xác nhận đóng dấu. Do đó, cần xác định, quy định cụ thể những giấy tờ, tài liệu được sử dụng làm cơ sở để xem xét xác nhận nguồn gốc sử dụng nhà đất, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Mặt khác, thực tế có một số thửa đất trên bản đồ địa chính được lập năm 2001 trên cơ sở đo gộp diện tích đất của các hộ và không rõ ràng giới hạn sử dụng đất của từng hộ. Do vậy, việc trích đo địa chính từng thửa gặp khó khăn, có chỗ không thực hiện được.
Đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do Nông trường 1A giao khoán, nhận chuyển nhượng của người được giao khoán, đất tự sử dụng… không thuộc diện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Công tác GPMB được triển khai qua nhiều năm, theo quy định của Luật Đất đại năm 1993 và 2003 và cơ chế chính sách theo quy định của tỉnh Hà Tây trước đây và Hà Nội hiện nay và một số chính sách đã áp dụng đối với diện tích GPMB 513 ha, Thanh tra Chính phủ đã kết luận chưa phù hợp với Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, nếu thực hiện mức hỗ trợ khác nhau so với mức đã áp dụng trước đây, sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, do việc so bì, thắc mắc, kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Đề nghị được “nới lỏng” cơ chế để đền bù
Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên và đẩy nhanh tiến độ GPMB phần diện tích còn lại, thành phố Hà Nội đề nghị, Thủ tướng cho phép lấy mốc thời điểm cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất ngày 15/7/2003 hoặc Thông báo thu hồi đất để xác định chủ sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất, làm cơ sở xem xét, áp dụng cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập và phê duyệt phương án cho sử dụng đất.
Hiện, do toàn bộ diện tích đất trong phạm vi thực hiện dự án thuộc quyền quản lý của Nông trường 1A nên các tổ chức, gia đình cá nhân được Nông trường 1A giao khoán đất không được bồi thường về đất.

UBND Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố hỗ trợ về đất theo quy định của pháp luật cho các hộ di chuyển GPMB tương tự như đã thực hiện với diện tích đất đã GPMB mức hỗ trợ theo Thành phố quyết định theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ- CP của Chính phủ. Cho phép chỉ đạo UBND huyện Thạch Thất, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học và các UBND xã nằm trong chỉ giới đường GPMB dự án được sử dụng các hồ sơ, tài liệu hiện có làm căn cứ để xác minh nguồn gốc, loại đất, quá trình sử dụng nhà, đất để lập phương án bồi thường. hỗ trợ và tái định cư.
Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì diện tích để lập phương án bồi thường, hỗ trợ lấy theo diện tích thực tế của từng hộ gia đình,cá nhân sử dụng, nhưng tổng diện tích của các hộ không vượt quá diện tích của thửa đất trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 lập năm 2001. Các hộ gia đình, cá nhân trong diện được đền bù được lấy từ danh sách hộ nhận khoán đất nông nghiệp (kể cả được tạm giao đất làm nhà ở) của nông trường lập tháng 6/2001 và có dấu của nông trường.
Đối với các văn bản, tài liệu khác gồm: Bản đồ địa chính 1/000 đo và vẽ bổ sung năm 2004… và các tài liệu khác không có dấu xác nhận của nông trường chỉ được dùng để tham khảo kiểm tra, đối chiếu, xác minh theo danh sách trong các tài liệu được dùng làm căn cứ cơ sở xác định nêu trên.
Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển đô thị đại học có trách nhiệm xác nhận nội dung: người được giao đất, thời điểm giao đất, loại đất và mục đích giao đất, diện tích được giao, diện tích bị thu hồi… sau đó chuyển cho UBND cấp xã bị thu hồi đất làm căn cứ để xác định quá trình sử dụng đất.

Trong trường hợp các hồ sơ, tài liệu hiện có không ghi rõ vị trí thửa đất được giao cho hộ, chưa có đủ căn cứ để xác nhận tên chủ sử dụng của từng thửa đất hoặc các văn bản, tài liệu các hộ dân cung cấp không khớp với hồ sơ, tài liệu đang quản lý sẽ phải tổ chức hội nghị tư vấn để lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn của xã và các hộ từng cư trú trong khu vực tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất để UBND xã xác nhận.
Đất được nông trường giao khoán hoặc chuyển nhượng, lấn chiếm khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ về đất.

UBND Thành phố cho rằng, thực tế có nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, làm nhà ở ổn định trước thời điểm có Quyết định thu hồi đất ngày 15/7/2003. Vì vậy căn cứ quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và để phù hợp với mặt bằng chính sách hỗ trợ và tái định cư đang áp dụng trên địa bàn Hà Nội và huyện Thạch Thất hiện nay, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND thành phố Hà Nội được thực hiện một số chính sách đặc thù về hỗ trợ đất, công trình xây dựng trên đất và tái định cư để thực hiện công tác GPMB, theo nguyên tắc: Đảm bảo phù hợp về mức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ. Hạn chế thấp nhất về chênh lệch (giảm) so với mức hỗ trợ đã áp dụng trước đây; đảm bảo phù hợp mặt bằng chính sách đang áp dụng trên địa bàn Thành phố.
Các trường hợp là cán bộ công nhân của nông trường 1 A được giao đất trái thẩm quyền, đã làm nhà ổn định không có tranh chấp trước thời điểm thu hồi đất được xem xét hỗ trợ về đất (mức hỗ trợ tối đa bằng đơn giá xây dựng mới)  và tài sản trên đất (mức hỗ trợ tối đa bằng đơn giá xây dựng mới). Phần diện tích đất nông, lâm nghiệp được giao khoán: hỗ trợ không vượt quá 50% giá đất được giao cùng loại với diện tích tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp sử dụng đất làm nhà ở khác được xem xét hỗ trợ về đất 30-50% về giá đất ở; tổng diện tích hỗ trợ không quá diện tích được giao ban đầu và tài sản trên đất 10-80%. Phần diện tích đất nông, lâm nghiệp hỗ trợ không quá 10-30% giá đất cùng loại, với diện tối đa không vượt quá hạn mức giao đất.
Các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở được xem xét giao đất tái định cư với chính sách phù hợp với nguồn gốc nhà, đất. Kèm theo hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ gia đình,cá nhân./.


    ----------------------------------------------------------------------------------------------

    Dự án ách tắc vì quản lý lỏng lẻo

    Thứ sáu 19/10/2012 07:20
    ANTĐ - Dự án xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã kéo dài 9 năm vẫn chưa xong khâu GPMB. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do một số cơ quan, đơn vị trong phạm vi GPMB dự án đã buông lỏng quản lý, để xảy ra nhiều vi phạm trên đất công.

    Dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nằm trong khu vực quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây được phê duyệt từ năm 1997. Từ năm 1998, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quy định nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trong khu vực chuỗi đô thị dưới bất kỳ hình thức nào, việc lấn chiếm đất đai trong vùng quy hoạch phải được xử lý kịp thời theo pháp luật...

    Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch chi tiết, chưa tổ chức cắm mốc quy hoạch và việc quản lý về đất đai, quản lý trật tự xây dựng của chính quyền địa phương và Nông trường 1A (chủ sử dụng đất) trong các năm trước đây còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ và chưa có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp vi phạm, nên việc mua bán, chuyển nhượng, chia tách đất nhận giao khoán và xây dựng nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân đã diễn ra trên đất thuộc Nông trường 1A được giao quản lý. Về vấn đề này, Thanh tra Chính phủ đã kết luận: "Công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, tình trạng mua bán, lấn chiếm, xây dựng trái phép diễn ra phổ biến". Cùng với đó, tài liệu sử dụng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ còn thiếu cơ sở pháp lý, quy định hỗ trợ về đất chưa phù hợp với quy định của Chính phủ... gây thiệt hại cho Nhà nước.

    Hiện nay, sau gần 9 năm kể từ khi dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được khởi công, công tác GPMB trên địa bàn huyện Thạch Thất vẫn chưa hoàn thành vì những vướng mắc phát sinh do các vi phạm nêu trên. Theo liên ngành TP Hà Nội, các vướng mắc này thuộc về cơ chế, chính sách cũng như thời điểm xác định việc sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất để áp dụng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tăng tốc GPMB dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, TP Hà Nội cho rằng, phải tháo gỡ được các nút thắt nói trên.

    Cụ thể, do toàn bộ diện tích đất thuộc phạm vi thực hiện dự án thuộc quyền quản lý của Nông trường 1A đã được nông trường này giao khoán đất sản xuất nông, lâm nghiệp và tạm giao đất làm nhà ở cho các tổ chức, gia đình, cá nhân sử dụng, hoặc các hộ tự sử dụng và hiện nay các hộ gia đình không có giấy tờ pháp lý về sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nên không được bồi thường về đất. TP Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội hỗ trợ về đất cho các hộ gia đình để di chuyển GPMB. Mức hỗ trợ sẽ do UBND TP quyết định theo quy định.

    Cũng theo liên ngành TP, thực tế, có nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, làm nhà ở ổn định từ trước thời điểm có quyết định thu hồi đất (ngày 15-7-2003). Do đó, TP đề nghị Chính phủ cho phép Hà Nội được thực hiện một số chính sách đặc thù để thực hiện công tác GPMB phần diện tích đất còn lại của dự án. Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra là phải hạn chế thấp nhất chênh lệch (giảm) so với mức hỗ trợ đã áp dụng trước đây tại dự án. Đồng thời, đảm bảo phù hợp mặt bằng chính sách đang áp dụng trên địa bàn thành phố để chăm lo, ổn định đời sống cho người đang sử dụng đất.

    Đặc biệt, các trường hợp là cán bộ công nhân viên của Nông trường 1A, được giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp trong đó có một phần đất ở (giao trái thẩm quyền), đã làm nhà ở ổn định không có tranh chấp trước thời điểm thu hồi đất... sẽ được xem xét hỗ trợ về đất (mức hỗ trợ về đất tối đa bằng giá đất ở và không vượt quá diện tích được giao) và tài sản trên đất (mức hỗ trợ tài sản tối đa bằng đơn giá xây dựng mới). Phần diện tích đất nông, lâm nghiệp giao khoán được nhận hỗ trợ không vượt quá 50% giá đất được giao cùng loại với diện tích tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định.

    Các trường hợp sừ dụng đất làm nhà ở khác (mua bán, cho tặng của các trường hợp được Nông trường 1A giao đất; tự sử dụng) cũng được xem xét hỗ trợ về đất (30-50% theo giá đất ở; tổng diện tích hỗ trợ cho các hộ không vượt quá diện tích được giao ban đầu) và tài sản trên đất (10-80%). Phần diện tích đất nông, lâm nghiệp đang sử dụng được hỗ trợ 10-30% giá đất cùng loại với diện tích tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp. Trường hợp gia đình, cá nhân đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất, sẽ được xem xét giao đất tái định cư với chính sách phù hợp với nguồn gốc sử dụng nhà, đất.
    Tiến Phúc

    -----------------------------------------------------------------------------------


    Đại học Quốc gia Hà Nội "giải trình" về 130ha đất bỏ hoang
    Cách đây vài tháng, 20/11/2008, ĐH Quốc gia Hà Nội không còn là chủ đầu tư của dự án xây dựng Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội sau hơn 6 năm triển khai nhưng… chưa xong phần giải phóng mặt bằng. Việc bàn giao quỹ đất cho Bộ Xây dựng “thiếu” 130ha. Vì sao lô đất 130ha trong "tầm" kiểm soát của ĐHQG nhưng lại không trong quy hoạch?
    Nhận 1.250ha, quy hoạch xây trường chỉ 1000ha?PGS.TS Vũ Đức Minh, Trưởng ban Ban Kế hoạch-Tài chính (ĐHQG Hà Nội) cho hay, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) số 659 (ban hành ngày 16/10/1995) nêu rõ “chuyển Nông trường 1A thuộc Bộ Quốc phòng cho ĐHQG Hà Nội quản lý để xây dựng ĐHQG Hà Nội, với diện tích khoảng 1.250ha”.

    Sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao thì Nông trường 1A là một đơn vị thành viên của ĐHQG Hà Nội trực tiếp quản lý và bảo vệ toàn bộ lô đất. Trong đó, có cả 1.000ha đất quy hoạch và 130ha…

    Tại tờ trình số 52/XDCB của ĐHQG Hà Nội (ngày 1/7/1997) về việc “phê duyệt quy hoạch chung và dự án tiền khả thi xây dựng ĐHQG Hà Nội” trình TTCP do chủ đầu tư là ĐHQG Hà Nội đệ trình: địa điểm xây dựng tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

    Đồng thời, tờ trình nêu rõ: diện tích đất để xây dựng ĐHQG Hà Nội là 1.000ha nằm trong phạm vi Nông trường 1A.

    Lý do tại sao khu đất 130ha không nằm trrong quy hoạch chung của khu ĐHQG Hà Nội? Ông Minh dẫn giải:

    Theo quy hoạch ban đầu tại quyết định của TTCP số 72 (ban hành 27/1/1995) xác định diện tích đất quy hoạch xây dựng ĐHQG Hà Nội là 1.000ha nằm trong phạm vi đất của Nông trường 1A (huyện Thạch Thất, Hà Tây cũ). Như vậy, ĐHQG chỉ được quy hoạch xây dựng trên diện tích 1.000ha đã được phê duyệt.

    Sau hơn 2 năm, ngày 2/6/1997 TTCP ban hành quyết định số 372 phê duyệt định hướng quy hoạch các đô thị Miếu Môn-Xuân Mai-Hòa Lạc-Sơn Tây. Trong đó, ĐHQG chỉ được bố trí ở khu vực Hòa Lạc.

    Ông Minh nói tiếp, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư và Giám đốc ĐHQG Hà Nội - ngày 26/1/1998 Thủ tướng có quyết định số 22 phê duyệt quy hoạch chung của ĐHQG Hà Nội trong các đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Lúc này, Thủ tướng mới quyết định trong 1.000ha đó thì quy hoạch như thế nào.

    “Những văn bản trên đều nói lên: khu đất 130 ha nằm trong phạm vi đất Nông trường 1A do ĐHQG Hà Nội quản lý, nhưng nằm ngoài diện tích quy hoạch của ĐHQG Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt” - ông Minh cho biết.

    Tuy nhiên, 130ha đất đó lại nằm dọc theo ranh giới 2 phía (một bên giáp đường đi Sơn Tây, phía kia giáp đường đi Hòa Bình) của quy hoạch ĐHQG được duyệt nhưng không nằm trong diện tích 1.000ha đất quy hoạch của dự án.

    Sau đó, Chính phủ chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chung của ĐHQG Hà Nội. ĐHQG Hà Nội có tờ trình bổ sung số 56 (ngày 31/5/2002) về việc “Xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQG Hà Nội đến năm 2020”.

    Ngày 23/8/2002, TTCP có quyết định số 702 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQG Hà Nội trong khu đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây với diện tích đất sử dụng là 1.000ha.

    Theo thông tin trong các văn bản chúng tôi thu thập, tại tờ trình bổ sung của ĐHQG Hà Nội, công văn số 1.172 (ngày 31/7/2002) của Bộ Xây dựng và quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQG Hà Nội không “nhắc” đến 130ha. Quy mô đất điều chỉnh thể hiện trên văn bản thống nhất trên diện tích 1.000ha.

    130ha bỏ “hoang” nhiều năm?
    Khu dat cua dai hoc quoc gia Ha Noi

    Phó trưởng Ban Xây dựng Nguyễn Lân
    đang thuyết trình đường biên ĐHQG
    liên quan đến khu đất 130ha. Ảnh: K.O
    130ha đất đó ĐHQG Hà Nội có quản lý không và làm gì? Ông Minh “giải trình”: Như đã nói diện tích phê duyệt thực hiện dự án là 1.000ha, còn khoảng 130ha đất ngoài quy hoạch.

    Khi đất không nằm trong quy hoạch xây dựng ĐHQG Hà Nội thì về Luật Đất đai thì ĐHQG Hà Nội phải chuyển giao cho địa phương quản lý.

    ĐHQG Hà Nội đã làm việc với UBND tỉnh Hà Tây cũ và UBND huyện Thạch Thất, đồng thời đã có công văn ĐHQG đồng ý chuyển giao cho Hà Tây quản lý 130ha đó – ông Minh cho biết.

    Tuy nhiên, ngày 1/8/2005 UBND huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ) có công văn số 443 gửi Ban Giám đốc ĐHQG Hà Nội đề nghị giao lại đất ngoài quy hoạch ĐHQG. Trong đó nêu “để thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, đất đai…UBND huyện Thạch Thất kính đề nghị ĐHQG Hà Nội có văn bản chính thức về việc giao lại cho huyện 150ha đất ngoài quy hoạch để làm căn cứ cho huyện lập hồ sơ thu hồi đất trình UBND tỉnh”.

    Sau khi có thêm công văn số 318 của Sở Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh Hà Tây) đề nghị ĐHQG Hà Nội giao lại quỹ đất ngoài quy hoạch cho địa phương, thì đến ngày 23/8/2005 ĐHQG Hà Nội mới có văn bản số 324 giao lại đất ngoài quy hoạch cho UBND tỉnh Hà Tây.

    Trong đó, ĐHQG đồng ý giao lại cho UBND huyện Thạch Thất quản lý khu đất với diện tích khoảng 40ha tại vị trí IV (giáp đường đi Xuân Mai) và vị trí III (giáp đường Láng Hòa Lạc).

    Và, ngày 29/10/2008, ĐHQG Hà Nội tiếp tục có công văn số 5402A gửi UBND TP.HN về việc giao lại quỹ đất ngoài quy hoạch xây dựng ĐHQG cho UBND huyện Thạch Thất quản lý.

    Công văn nêu: ĐHQG đồng ý giao lại cho địa phương quản lý phần đất nằm ngoài quy hoạch với diện tích 94,861ha trình UBND TP.Hà Nội xem xét, quyết định.

    Nhùng nhằng chậm bàn giao?


    Theo ông Minh, 130ha đất ngoài quy hoạch chưa được bàn giao thực sự cho Hà Tây cũ cũng như Hà Nội hiện nay, vì những lý do sau:

    130ha có nguồn gốc của Nông trường 1A. Do nhu cầu công việc khi thành lập các Ban quản lý dự án xây dựng Hòa Lạc thì thấy rằng việc giải thể Nông trường 1A là cần thiết. Cho đến tháng 8/2006 thì Nông trường 1A mới giải thể - đây là lý do dẫn đến chậm tiến độ thực hiện.

    Mặt khác, trong 130ha đó có diện tích quy hoạch cho các nút giao thông lập thể mà cụ thể có 4 nút. Muốn làm được các nút thì phải có thỏa thuận với Bộ Giao thông - ông Minh nói.

    ĐHQG đã làm thỏa thuận với Bộ GTVT nhưng cho đến nay vẫn chưa có ý kiến trả lời. Vì thế, nếu như không có thỏa thuận đó, không quy hoạch được các nút giao thông đó thì việc xây dựng ĐHQG Hà Nội rất khó khăn vì không có đường vào.

    Ngoài việc “dính” đến các nút giao thông thì việc quy hoạch cũng có “dính" đến khu đất bên trong vì có những chỗ giáp ranh giữa Hòa Bình và Hà Tây cũ, trước đây cũng có những vấn đề chưa được thống nhất.

    Ngày 30/9/2008 thì Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển chủ đầu tư sang Bộ Xây dựng. Khi có quyết định đó thì ĐHQG Hà Nội cũng đã có làm việc với Bộ Xây dựng và đã bàn giao dự án.

    Trong biên bản bàn giao ngày 20/11/2008 – theo sự thống nhất giữa Bộ Xây dựng và ĐHQG Hà Nội thì 130ha đất đó – ĐHQG Hà Nội có đề nghị Thủ tướng CP giao cho Bộ Xây dựng quản lý để điều chỉnh quy hoạch chung của dự án.

    Trong biên bản bàn giao có nói: “Đồng ý chuyển 130ha đất sang Bộ Xây dựng quản lý, đồng thời điều chỉnh quy hoạch dự án”. Tuy nhiên, việc bàn giao thì chưa.

    Việc bàn giao thì chưa nhưng các văn bản pháp lý liên quan đến việc bàn giao thì ĐHQG Hà Nội đã có văn bản đồng ý giao cho Hà Tây cũng như Hà Nội – ông Minh nói.

    Chính vì vậy, Bộ Xây dựng có công văn gửi TTCP về việc kiến nghị giao lại 130ha cho Bộ Xây dựng quản lý để điều chỉnh quy hoạch. Trong đó, có việc điều chỉnh quy hoạch dự án Láng Hòa Lạc phù hợp với thực tế và đào tạo phù hợp với cảnh quan môi trường, cảnh quan đô thị…

    VPCP đã có công văn đề nghị ĐHQG Hà Nội cho ý kiến. Ngày 3/2/2009 ĐHQG Hà Nội có công văn giải trình cho VPCP đã nói rõ quá trình, trong đó có kiến nghị duy nhất là “đề nghị TTCP xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, trong đó nếu có thể thì quỹ đất 130ha xem xét để làm nhà ở cán bộ”.
    Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN khởi công xây dựng từ 20/12/2003, theo tiến độ thì đến năm 2007 dự án sẽ hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 và di chuyển lên địa điểm mới khoảng 40% các đơn vị đào tạo nhưng đến cuối năm 2008, công tác giải phóng mặt bằng dự án vẫn chưa xong được một nửa.
    -----------------------------------------------------------------------
    http://dbndhanoi.gov.vn/Default.aspx?tabid=309&catid=87&itemid=8013
    Kết quả khảo sát việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn ĐBQH Hà Nội đối với dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
    Ngày cập nhât: 01/11/2012

    Toàn văn báo cáo kết quả khảo sát:

    Trong tháng 3, 4 năm 2010, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH khóa XII thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban quản lý dự án Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc Bộ Xây dựng, UBND huyện Thạch Thất; khảo sát thực địa dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và sau đó đã phát hành Báo cáo giám sát số 96/BC-ĐQHHN12 ngày 18/5/2010 về việc thực hiện dự án xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội và gửi các cơ quan chức năng có liên quan với nhiều nội dung kiến nghị.


    Phối cảnh tổng thế quy hoạch dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

    Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2012 của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, Đoàn ĐBQH Hà Nội khóa XIII đã thành lập Đoàn khảo sát về việc thực hiện các kiến nghị trong báo cáo kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội khóa XII đối với các dự án: Đại học Quốc gia Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội (tại Hòa Lạc).

    Đoàn khảo sát do đồng chí Chu Sơn Hà - Phó trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn khảo sát có một số Đại biểu Quốc hội trong Đoàn và đại diện một số cơ quan, đơn vị.

    Qua khảo sát thực tế, nghe lãnh đạo các đơn vị báo cáo, nghiên cứu các báo cáo của các cơ quanhồ sơ tài liệu có liên quan, ngày 28/10/2012, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội báo cáo kết quả khảo sát. Theo đó:

    Việc triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm.

    Việc triển khai thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác quy hoạch. Sau nhiều năm triển khai, quy hoạch chung của dự án được điều chỉnh nhiều lần đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

    Quy hoạch chung ban đầu Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 nhưng đến năm 2011, Quy hoạch chi tiết 1/2000  của toàn khu mới được phê duyệt và nhiều dự án thành phần chưa có quy hoạch 1/500.

    Trách nhiệm để chậm tiến độ trong công tác quy hoạch thuộc Ban quản lý dự án ĐHQG Hà Nội – Bộ Xây dựng.

    Về giải phóng mặt bằng và công tác tái định cư:

    Công tác tái định cư thực hiện chậm, dự án xây dựng khu tái định cư tại chỗ vẫn đang ở giai đoạn triển khai. Từ năm 2009 đến nay, do chưa làm tốt công tác tái định cư và việc phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan nên đến năm 2012, công tác GPMB chưa được hoàn thành đúng tiến độ, diện tích mặt bằng đã bàn giao không thay đổi so với thời điểm tháng 9/2009.

    Công tác triển khai các dự án thành phần chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được mục tiêu của dự án. Qua khảo sát thực tế, tính đến ngày 19/9/ 2012, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội,  các hạng mục công trình vẫn tồn tại như năm 2009:

    - Xây dựng được 01 khối nhà công vụ (chưa hoàn chỉnh).

    - Xây dựng 04 khối nhà Ký túc xá sinh viên (chưa khối nhà nào hoàn thành).

    - Khu tái định cư: Đang san lấp măt bằng. (chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật).

    So với năm 2009, hiện nay dự án đang triển khai thêm tuyến đường số 11.



    Ngoài những nguyên nhân khách quan do Dự án có quy mô lớn và độ phức tạp cao ; vướng mắc khó khăn do mở rộng địa giới hành chính, triển khai quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH Hà Nội đã chỉ rõ: Sau gần 2 năm (5/2010 - 7/2012) kể từ ngày Đoàn ĐBQH có kiến nghị với Bộ Xây dựng, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý đầu tư XDCB mới được thực hiện, trách nhiệm này thuộc Bộ Xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của Dự án ĐHQGHN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    Sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án Đại học Quốc gia Hà Nội với các cơ quan có liên quan trong việc triển khai các dự án quy hoạch, tái định cư, GPMB chưa đạt được kết quả như mong muốn; trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu quyết liệt của lãnh đạo Ban quản lý dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội.

    Trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi, khảo sát thực hiện dự án, đã không quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về TĐC và GPMB, không lường hết việc phức tạp của những loại đất được thu hồi dẫn đến công tác TĐC, GPMB thực hiện không khoa học (đổi đất với trường Sỹ quan lục quận I, tái định cư vào khu dân cư, khu tái định cư không có kết nối hạ tầng với khu vực còn lại...)

    UBND thành phố Hà Nội chưa tích cực đề nghị Thanh tra Chính phủ trả lời các đề nghị của UBND huyện Thạch Thất về những vấn đề có tính đặc thù của Dự án này liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng mà đây là nhiệm vụ chính cần tháo gỡ để bảo đảm tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện tái định cư.



    Để đảm bảo dự án xây dựng ĐHQG Hà Nội đạt được các mục tiêu, yêu cầu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn khảo sát đề nghị các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị trong Báo cáo giám sát của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội khóa XII và một số kiến nghị cụ thể sau:

    Đối với Chính phủ:

    - Đề nghị Chính phủ sớm chấp thuận cơ chế đặc thù thực hiện dự án để áp dung cho dự án ĐTXD ĐHQGHN mà Bộ Xây dựng đã trình; chấp thuận cơ chế đặc thù áp dụng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án ĐTXD ĐHQGHN do UBND thành phố Hà Nội trình;

                - Đề nghị Chính phủ sớm thông qua Đề án xây dựng tổng thể ĐHQGHN, làm cơ sở pháp lý để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thành phần.

    Đối với Bộ Xây dựng - BQL dự án:

    - Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban quản lý Dự án và các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Thạch Thất thực hiện công tác bồi thường GPMB, thu hồi diện tích đất còn lại của dự án và cấp kinh phí kịp thời để thực hiện công tác GPMB và các dự án thành phần tái định cư; đồng thời khẩn trương đầu tư xây dựng các dự án trên diện tích mặt bằng sạch đã được bàn giao.

    - Tạo điều kiện thuận lợi, phân cấp và giao nhiệm vụ cho Ban QLDA thực hiện một số chức năng và nhiệm vụ của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

    - Ban quản lý Dự án chủ động xây dựng lộ trình, mục tiêu cụ thể cho từng dự án thành phần (18 dự án) trình cấp có thẩm quyền xác định tiến độ.Tổng hợp, báo cáo Chính phủ phê duyệt vốn đầu tư cho dự án.

    Đối với UBND thành phố Hà Nội:

    - Tiếp tục đề nghị Chính phủ giải quyết vướng mắc cơ chế chính sách GPMB, chỉ đạo UBND huyện Thạch Thất phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư để thực hiện công tác GPMB theo kế hoạch và triển khai thực hiện dự án tái định cư đúng tiến độ.
    - Chỉ đạo Sở giao thông vận tải, Viện Quy hoạch xây dựng Thành phố cho ý kiến về chỉ giới đường đỏ, các thông số hạ tầng kỹ thuật phân khu, việc mở rộng một số vị trí mới để đấu nối hệ thống giao thông với các khu lân cận cho phù hợp với thực tế và định hướng phát triển.


    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
     Dự án  Kinh tế / Pháp luật  Điểm mặt những dự án lãng phí đất đai ở Hà Nội

    Điểm mặt những dự án lãng phí đất đai ở Hà Nội

    Viết emailIn
    Hầu như năm nào, Hà Nội cũng đều có các đánh giá về việc sử dụng đất không hiệu quả. Tuy nhiên, việc xử lý những tổ chức, cá nhân để đất hoang hóa, sử dụng không hiệu quả còn chưa dứt điểm, đã lại xuất hiện những mảnh đất "vàng" khác cỏ mọc lút đầu người vẫn không thấy chủ đầu tư có kế hoạch triển khai.
    Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
    Dự án cấp quốc gia cũng "ôm" đất
    Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại văn bản số 181/CP-KG ngày 21/2/2003. Nội dung chính của dự án như sau:

    1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.

    2. Chủ đầu tư: Đại học Quốc gia Hà Nội.

    3. Địa điểm: Hoà Lạc - Thạch Thất - Hà Tây. Diện tích sử dụng đất: 1000 ha

    4. Quy mô đào tạo (quy đổi hệ chính quy): Đến năm 2010 là 35.000 sinh viên. Đến năm 2020 là 41.000 sinh viên.

    5. Các dự án thành phần:

    - Dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư (QG-HN 01)

    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (QG-HN 02)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm ĐHQGHN (QG-HN 03)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục thể thao và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (QG-HN 04)

    - Dự án đầu tư xây dựng Khu Ký túc xá sinh viên (QG-HN 05)

    - Dự án đầu tư xây dựng Nhà công vụ (QG-HN 06)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa (Trường) Sư phạm (QG-HN 07)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Công nghệ (QG-HN 08)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (QG-HN 09)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Ngoại ngữ (QG-HN 10)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường (Khoa) Đại học Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Luật (QG-HN 11)

    - Dự án đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học (QG-HN 12)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Quốc tế (QG-HN 13)

    Dự án xây dựng ĐHQGHN được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ 2003 đến 2007 giá trị xây dựng là 3.877 tỷ đồng. Giai đoạn 2: từ 2008 đến 2015 giá trị xây dựng là 3898 tỷ đồng.

    Giai đoạn 1 sẽ triển khai các dự án sau:

    - Dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư (QG-HN 01)

    - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (QG-HN 02)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm ĐHQGHN (QG-HN 03)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thể dục thể thao và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (QG-HN 04)

    - Dự án đầu tư xây dựng Khu Ký túc xá sinh viên (QG-HN 05)

    - Dự án đầu tư xây dựng Nhà công vụ (QG-HN 06)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa (Trường) Sư phạm (QG-HN 07)

    - Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Công nghệ (QG-HN 08)

    - Dự án đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học (QG-HN 12)

    Giai đoạn 2 sẽ triển khai các dự án còn lại và tiếp tục dầu tư hoàn thiện các dự án giai đoạn trước chưa hoàn thành.
    (Nguồn : vnu.edu.vn)
    Điển hình cho sự lãng phí này là hàng trăm hecta đất bỏ không củaTrường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, sau khi trở thành chủ đầu tư dự án xây dựng, Bộ Xây dựng đã rà soát và  phát hiện khoảng 140ha đất mà Trường Đại học Quốc gia "chưa biết dùng vào việc gì", khoảng 130ha "kẹp giữa" đường 21A và Láng - Hòa Lạc chưa được đưa vào quy hoạch chung và 26ha thuộc địa phận xã Tiến Xuân (Hòa Bình) nằm trong quy hoạch dự án nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao cho dự án...

    Khi Nông trường 1A được chuyển về Đại học Quốc gia Hà Nội thì phần đất của nông trường được chuyển về cho Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý... Một điều phi lý là trong khi đất Nông trường 1A do Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý vẫn còn nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội lại xin thêm khoảng 200ha đất thuộc tỉnh Hòa Bình để quy hoạch làm khu nhà ở cho cán bộ, viên chức của Đại học Quốc gia Hà Nội và vấn đề này vẫn chưa được giải quyết sau gần 10 năm.
    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đánh giá, việc xin thêm đất trong khi tổng diện tích đất đã hoạch định cho dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã xấp xỉ 1.220ha, gồm cả đất sau này chuyển đổi từ Bộ Tư lệnh Pháo binh, Trường Sĩ quan Lục quân I và lại thừa thãi, bỏ không (chưa biết dùng vào việc gì, nhiều năm vẫn chưa triển khai đáng kể...) chưa được giải quyết đã thể hiện sự bất cập trong việc quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc.

    Kết quả rà soát trên cho thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện còn diện tích đất dự trữ phát triển khá lớn (khoảng 140ha) chưa biết dùng vào việc gì; các khu ký túc xá được bố trí sát mặt đường lớn là không hợp lý, ảnh hưởng mỹ quan chung cả dự án sau khi hoàn thiện; các trường, Viện được bố trí tương đối độc lập với nhau, chưa có sự gắn kết chung; hành lang cách ly lớn dọc đường 21A và Láng - Hoà Lạc kéo dài là lãng phí...

    Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lại quy hoạch chung dự án phù hợp qui hoạch chung Hà Nội mở rộng, đồng thời lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 toàn khu và lập dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

    Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo rõ lý do được giao quản lý cả khu đất xấp xỉ 130ha nằm dọc đường 21A và Láng - Hòa Lạc, nhưng không đưa vào quy hoạch chung của khu Đại học Quốc gia và đề nghị giao lại cho Hà Nội.

    Từ những bất hợp lý của Trường Đại học Quốc gia, có thể thấy, sự lãng phí đất đã trở thành "căn bệnh" lây lan, nhất là tại những khu vực nội đô, đang phát triển đô thị hoặc sẽ trở thành khu đô thị.

    Vẫn còn hàng trăm ngàn hecta bị bỏ hoang

    Có một thực tế là nhiều nơi, nông dân đang không có ruộng để canh tác vì đất nông nghiệp đã bị thu hồi phục vụ cho các dự án đô thị. Tuy nhiên, những dự án này vẫn nằm trên giấy nhiều năm. Đất bỏ hoang, nông dân lại không còn đất sản xuất. Đó là một nghịch lý tồn tại từ nhiều năm nay ở Hà Nội, đặc biệt là các quận Tây Hồ, Từ Liêm.

    Theo UBND TP Hà Nội, trong năm 2009, Hà Nội sẽ phân bổ và chuyển khoảng 4.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó, Hà Tây cũ khoảng 2.089ha, TP Hà Nội cũ khoảng 1.692ha, huyện Mê Linh khoảng 219ha). Ngay cả trong nội đô, có những khu đất vàng vẫn im lìm chờ dự án, hoặc được xây dang dở rồi để mặc cho cỏ dại lên mọc kín móng.

    Đã nhiều lần, trong các kỳ họp HĐND, hai địa chỉ thường xuyên được cái đại biểu đem ra chất vấn lãnh đạo UBND TP là khu đất rộng 46.000m2 nằm ở vị trí đắc địa là mặt đường Hồng Hà và khu đất rộng trên 5.000m2 ở 55 phố Lê Đại Hành.

    Năm 2001, UBND TP Hà Nội có quyết định giao cho Công ty Đầu tư phát triển nhà số 5 (Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội) xây dựng khu chung cư nằm trong dự án nhà tái định cư phục vụ công tác di dân của TP tại đường Hồng Hà. Nhưng đến nay vẫn chỉ là một khung nhà mới được xây dựng đến tầng 2 trơ trọi những khung bê tông.



    Còn diện tích đất vàng ở 55 Lê Đại Hành (ảnh), vốn là dự án xây dựng văn phòng cho thuê của Công ty liên doanh TNHH Hai Bà Trưng REALTY đã được bàn giao gần 10 năm qua nhưng đến thời điểm này vẫn rào chắn để không.

    Đất bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích nhiều, nhưng thu hồi lại rất khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, trong năm 2008, Hà Nội đã thu hồi hơn 40 ngàn m2 đất của 5 đơn vị, sắp tới sẽ chỉ đạo thu hồi đất của một số doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả, để hoang hóa.

    Tiếp đó, mới đây, UBND TP Hà Nội lại ra quyết định rà soát các dự án được Nhà nước giao, cho thuê từ 1/1/2003 đến 31/10/2008, và đơn vị nào đã được giao đất trên thực địa quá 12 tháng mà không sử dụng hoặc bỏ hoang sẽ bị thu hồi...


    http://ashui.com/mag/duan/kinh-te-phap-luat/781-diem-mat-nhung-du-an-lang-phi-dat-dai-o-ha-noi.html 


    Toàn văn báo cáo kết quả khảo sát:





    Còn nhiều lắm nhưng chỉ đăng thế thôi...............

    Ngày 13 tháng 4 âm lịch.





    TỔNG SỐ LƯỢT XEM TRANG

    333

    SHARE IT

    Không có nhận xét nào: