Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

KHỞI XƯỚNG THÀNH LẬP ĐẠO TỪ TÂM- ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM- Bài 3

Nói về Đạo của người Việt, thì từ xa xưa chúng ta đã có tín ngưỡng dân gian của tục Thờ cúng tổ tiên. Và truyền thống này vẫn lưu giữ từ ngàn đời. 

Tuy nhiên, khi một số Đạo giáo khác vào Việt Nam, để theo các tôn giáo này thì các gia đình tự nguyện từ bỏ việc thờ cúng tổ tiên của mình. Đây là một việc làm sai trái và không đúng vè nhận thức. Bởi nếu xét về nguyên gốc của bản chất việc thờ cúng cha mẹ, Ông Bà thì đây là một tín ngưỡng, một phong tục tập quán của người Việt, không phải là tôn giáo. Việc thờ cúng vẫn song hành được cùng với tôn giáo mà chúng ta lựa chọn. Trong vấn đề này thì Đạo Phật lại ưu viẹt hơn và hòa hợp với Đạo của Việt Nam nhất trong số các tôn giáo, đạo giáo vì đã đề cao tình cảm, hiếu nghĩa của con cái với cha mẹ.

ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM không có gì là mới, vẫn đang tồn tại và người dân vẫn tôn theo triết lý của Đạo Nhà.
 Đặt tiêu đề là: KHỞI XƯỚNG THÀNH LẬP ĐẠO TỪ TÂM - ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM là cách nói của riêng chúng tôi, không cần suy nghĩ lựa chọn, bởi vì mục đích chỉ là khởi xướng một vấn đề và giải quyết nó trong quá trình phân tích và dẫn chứng.

Chúng tôi không đi tìm một Đạo mới mẻ nào cả, mà chỉ là khơi thông và truyền đạt đến thông tin, nhận thức để mọi người dân Việt Nam thấy được giá trị vô cùng to lớn quý báu của Đạo Nhà. Giá trị này là chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam phải đặt ở vị trí tôn thờ và trang nghiêm cao nhất, nhưng lại bị xếp xuống hàng thứ yếu. Chưa coi chính Đạo là một đức tin cao nhất của người Việt. Và bản thân tên gọi của Đạo, thì có thể không cần phải đặt ra một cái tên mới mà chỉ cần gọi cho đúng cái tên  đang có vè căn nguyên bản chất dựa vào: Đạo hiếu, Đạo lý, Đạo làm người, Đạo đức...

Đạo của người Việt Nam, dù có gọi với một cái tên như thế nào, thì cốt lõi mục đích của Đạo vẫn là : giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc - những thứ làm nên niềm tự hào dân tộc và làm nên hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam.


Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...

Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. 
                                                     ( Theo Ban Tôn giáo Chính phủ)

Giá trị cao nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam

Vì thế cần phải đưa lên thành một tín ngưỡng tôn giáo hàng đầu của người Việt một cách bài bản và tôn nghiêm. Bên cạnh đó là phải tập hợp,  sưu tầm, thu thập lại những kết quả, những giá trị thành tực của tín ngưỡng đang rời rạc và lưu lạc trong dân gian đẻ hình thành xây dựng một hệ thống các chuẩn mực xung quanh giúp hướng đạo và giáo dục con người  theo tâm linh lành mạnh, sống tốt và có ích, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

Sẽ viết tiếp........


Xem bài 1 ở đây





Không có nhận xét nào: