Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

SỨC MẠNH TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ CŨNG TỔ TIÊN


Bài 1. TÍN NGƯỠNG THỜ CŨNG TỔ TIÊN- "DI SẢN VÔ GIÁ" "LÁ BÙA HỘ MỆNH" CHA ÔNG TA ĐÃ ĐỂ LẠI CHO CON CHÁU LẠC HỒNG


Nhà thơ Nguyễn Ðình Chiểu đã có câu thơ:
                                    Thà đui mà giữ đạo nhà
                              Còn hơn có mắt ông cha không thờ .

Hai câu thơ trên đã nói lên được tầm quan trọng trong việc thờ cũng tổ tiên, thờ cúng ông bà, cha mẹ. Đó chính là đạo của con cái đối với Cha mẹ, tổ tiên, nhưng quan trọng hơn, sự đề cập đó nói về đôi mắt, một bộ phận thân thể vô cũng quan trọng để chúng ta được sống và nhìn thấy- điều này liên hệ đến định hướng để chúng ta biết đường, biết lối.


Như vậy, chúng ta thấy, việc quan tâm đúng mức tới Đạo Nhà vừa là trách nhiệm vừa là hiếu đạo. Những chúng ta đã làm được hay chưa? Đã làm đúng hay chưa? Thật buồn là chúng ta đã chưa làm được gì cả.

Sự thật là chúng ta không quan tâm đúng mức đến Đạo của chính mình. Từ lâu nay, ngay trong cách giáo dục, người dân cũng chưa hiểu để phân biệt thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tôn giáo và thế nào là Đạo nhà?

Ðạo nhà tức là thờ cúng gia tiên, hay là đạo thờ cúng tổ tiên . Ðể cho rõ hơn, chữ Ðạo khác với chữ Tôn giáo mà người ta dùng để dịch chữ Religion . 

Sự thờ cúng tổ tiên đã được nâng lên thành một sinh hoạt tâm linh, một đức tin vững chắc vào sự hiện hữu của tổ tiên  đã khuất ở thế giới bên kia và cao hơn là một Tôn giáo. 

TÍN NGƯỠNG THỜ CŨNG TỔ TIÊN- "DI SẢN VÔ GIÁ" "LÁ BÙA HỘ MỆNH" CHA ÔNG TA ĐÃ ĐỂ LẠI CHO CON CHÁU LẠC HỒNG

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước. 

Vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Tín ngưỡng này đưa con người hướng tới trách nhiệm về với cội nguồn. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ còn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với nước"

Trong sự phát triẻn lịch sử của Việt Nam đã có giai đoạn, thời kỳ nước Việt Nam khai sinh vào ngàỳ 2/9/1954, khi đó Đạo nhà chưa được nhièn nhận đúng và không được khuyến khích, thay vào đó là sự đưa lên ngôi cua Đạo Phật trong đời sống tâm linh của Việt nam. Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất về tâm linh của Đảng cộng sản mà họ hôm nay đang phải trả giá. 

Với hệ thống tư tưởng, học thuyết học tập từ các nước không có Tục thờ cúng tổ tiẻn, tổ chức Đảng cộng sản đã từng coi Đạo nhà là sự mê tín dị đoan vì có màu sắc của Tâm Linh, trong khi đó cho nhập cư vào Việt Nam và phổ biến Đạo Phật của Ấn Độ làm đạo chủ trong hế thống tâm linh của người Việt. Ngay trong đời sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người ta nghĩ đơn giản rằng xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng bớt đi niềm tin vào thế giới vô hình, con người sẽ sống tỉnh táo hơn, khoa học hơn. 

Khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con người càng mở rộng tầm nhìn thì những khoảng trống, những điều chưa thể giải thích càng lớn. Đó là điều bí ẩn của thế giới tâm linh, đặc biệt là mối liên hệ ràng buộc vô hình nào đó giữa những người cùng dòng máu. Vì thế càng ngày tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên càng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người Việt Nam, nó là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tập tục mang đậm nét văn hoá của người Việt.
Người Việt phải lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, trong nhà thì thờ cúng ông, bà tổ tiên dòng họ. Mở rộng ra cộng đồng làng xã là tín ngưỡng thờ cũng thành hoàng, đối với cả dân tộc là tín ngưỡng tứ bất tử, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng về cội nguồn Hùng Vương.

Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy góp phần bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới. Không gì khác, chính từ những giá trị đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thể chấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng phong tục tốt đẹp này được tồn tại và chấp nhận như một lẽ đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng ta coi việc thờ cúng tổ tiên cũng chính là việc cầu xin ông bà phù hộ cho gia đình, dòng họ; cho sự trường tồn của quốc gia, cho “quốc thái dân an”. 
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác.

Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ quốc Tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi đức tin chung một cội nguồn. Tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm.

*Như vậy có thể thấy, trong suy nghĩ và nhận thức về Tâm Linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước; bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới, giáo dục con người củng cố bởi đức tin chung một cội nguồn. Tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm.
Tất cả những giá trị của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên đã tạo nên sức mạnh cho con người và đất nước Việt Nam.


Đón đọc tiếp Bài 2 SỰ TRỢ GIÚP CỦA TỔ TIÊN THÔNG QUA TÍN NGƯỜNG THỜ CŨNG TỔ TIÊN



Không có nhận xét nào: